Bí quyết từ bỏ “bệnh” thích mua sắm ở giới trẻ

Luôn ghi nhớ tổng chi phí mà bạn đã bỏ ra cho việc mua sắm theo cảm tính để thấy nó lãng phí đến mức nào.

1
Xác định được đâu là nguyên nhân đưa đến hành động bột phát đó để giải quyết

Điều này giống như bạn biết mình tăng cân là do đâu vậy. Hãy tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến bạn stress và muốn tìm lại cân bằng thông qua việc mua sắm.


– Nếu những hình ảnh về sản phẩm đã làm bạn nghĩ rằng việc sở hữu món đồ đang được quảng cáo sẽ giúp cuộc sống của bạn trở lên tươi đẹp hơn thì chúng đã hoàn thành tốt ý đồ của mình. Bạn hãy cẩn thận với những lời mời mọc kiểu này.

– Tự tạo cho mình một danh sách mua sắm, chi tiêu rõ ràng khi bước chân vào các cửa hàng, cửa hiệu nếu bạn không muốn mang về “một mớ” những đồ mà phải rất lâu nữa mình mới có thể sử dụng đến.

2
Thay đổi dần sở thích hiện tại bằng cách thiết lập lại thói quen sử dụng quỹ thời gian. Từ đó bạn sẽ chi tiêu không còn vô tội vạ như trước.

– Thay vì nghĩ ngay đến các trung tâm mua sắm, hãy rủ bạn bè của mình tham gia một những hoạt động khác, chẳng hạn đi uống cà-phê, chơi thể thao, đi xem phim…

– Nếu bạn thích thời trang và luôn bị ám ảnh bởi quần áo hợp mốt, tại sao lại không giành thời gian theo học một lớp nữ công may vá nào đó để có thể tự thiết kế cho mình những bộ đồ phong cách nhất.

3
Luôn ghi nhớ tổng chi phí mà bạn đã bỏ ra cho việc mua sắm theo cảm tính để thấy nó lãng phí đến mức nào.

Đừng phân biệt giá trị từng món đồ, cho dù đó chỉ là những món đồ vụn vặt nhất. “Tích tiểu sẽ thành đại” luôn luôn đúng trong trường hợp này.

4
Chi tiêu có kế hoạch

Hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ chi tiêu và hoạch định số tiền cụ thể cho từng tháng theo các hạng mục phù hợp với cuộc sống của bạn. Làm tốt việc này đồng nghĩa với việc bạn sẽ quản lý được kinh phí dành cho việc mua sắm một cách hiệu quả nhất.

5
Suy nghĩ kỹ trước khi chi tiêu

Luôn làm phép tính về giá trị món đồ và hiệu quả sử dụng rồi đối chiếu với quỹ tiền mà bạn đang có trước khi mua bất cứ thứ gì. Hãy đặt ra cho bản thân những câu hỏi như “Mình có thực sự cần nó không nhỉ? Không có thì cuộc sống có bị ảnh hưởng không? Có nó thì liệu mình sẽ sống tốt hơn chăng?” Nếu câu trả lời là “Không” thì bạn hẳn sẽ rất hối tiếc khi đã “ném tiền qua cửa sổ” rồi đấy.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *